Nhà đất đô thị Nhà đất đô thị

“Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới”
21/11/2022 | 15:17  | Lượt xem: 305

BÀI THỰC TRẠNG ATTP THÁNG 5-2022

THỰC TRẠNG ATTP TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TRA “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ ATTP” NĂM 2022 PHƯỜNG CHƯƠNG DƯƠNG

Thực hiện kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 12/4/2022 của UBND quận Hoàn Kiếm và kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 13/4/2022 của UBND phường Chương Dương về việc triển khai “Tháng hành động  vì ATTP”  với chủ đề “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022 (sau đây gọi tắt là Tháng hành động) với chủ đề “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới” từ ngày 15/4/2022 đến 15/5/2022 đoàn kiểm tra liên ngành phường đã tiến hành công tác kiểm tra trên địa bàn phường. Kết quả như sau:

- Công tác đảm bảo ATTP đã được các cơ sở nhận thức đầy đủ và thực hiện nghiêm túc các tiêu chí nhằm đảm bảo đầy đủ mặc dù vẫn còn mang tính chất đối phó.

- Cơ sở cơm bình dân, phở bò gà, cửa hàng hàng bia, bún chả còn xảy ra tình trạng mất vệ sinh nơi chế biến, giá kệ đựng thực phẩm. Công tác tập huấn kiến thức ATTP theo quy định và khám sức khỏe đảm bảo ATTP tại các cơ sở này còn thiếu và yếu.

- Đoàn kiểm tra liên ngành phường do các đồng chí lãnh đạo UBND phường gồm các đồng chí Chủ tịch và đồng chí Phó Chủ tịch đã tiến hành lập biên bản và xử phạt  các lỗi tồn tại trong công tác đảm bảo ATTP, phòng chống dịch đối với các cửa hàng:

1- Cửa hàng Chương Dương quán: 10 Chương Dương Độ; Gà tần ở  địa chỉ ngõ 51 Vọng Hà, Bún riêu cua ốc địa chỉ 68 Vọng Hà  với tồn tại xét nghiệm tính bột 2/5 bát không đạt.

2- Cửa hàng quay và nướng kí lô ở địa chỉ: số 181 Bạch Đằng- thùng rác nơi chế biến không có nắp đậy, bẩn, mốc dễ gây nguy cơ lây nhiễm trong khu vực chế biến.

3- Cửa hàng Phở Long Nhàn số 8/613 Hồng Hà lỗi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ đeo khẩu trang, không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn.

Hầu hết các cơ sở này còn thiếu hoặc không có giấy khám sức khỏe ATTP; chủ cơ sở không nhắc nhở khách hàng trước khi vào cơ sở phải sát khuẩn tay; nhân viên không đeo khẩu trang.

- Bên cạnh đó còn tồn tại những lỗi vi phạm tại các cơ sở như:

+ Không xuất trình được giấy tờ chứng minh được nguồn gốc xuất xứ thực phẩm.

+ Khu vực kinh doanh dành cho khách không được vệ sính sạch sẽ. Đặc biệt là khu vực bếp và nơi chế biến ở 1 số cơ sở để xẩy ra tình trạng rất mất vệ sinh. Lưới chắn côn trùng, động vật gây hại còn thiếu, tủ bảo quản bát đĩa chưa có hoặc không đạt tiêu chuẩn.

Tất cả các vi phạm trên đã được đoàn kiểm tra liên ngành nêu ra và hướng dẫn khắc phục sửa chữa.

Qua công tác kiểm tra nhận thấy “Tháng hành động vì ATTP” đoàn kiểm tra đánh giá được thực trạng của phường, thấy được những tồn tại thiếu sót cần giải quyết. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục trong cộng đồng, nâng cao ý thức đảm bảo ATTP của người kinh doanh dịch vụ ăn uống và người dân trong phường.

 

 

NHỮNG DẤU HIỆU THAY ĐỔI CỦA CƠ THỂ SAU KHU UỐNG TRÀ SỮA CẢN BÁO CÓ THỂ THỂ BẠN ĐÃ BỊ NGỘ ĐỘC

Liên tục các vụ ồn ào về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trà sữa được phát hiện. Việc chúng ta nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bị dị ứng trà sữa cũng như cách sơ cứu kịp thời là vô cùng quan trọng. Đừng chủ quan, vì chỉ một dấu hiệu nhỏ cũng có thể đang cảnh báo cơ thể bạn bị ngộ độc.

Mới đây, sự việc một bé gái tử vong bị nghi ngờ do ngộ độc trà sữa đã khiến dư luận vô cùng xôn xao. Trong hơn 2 tuần được các bác sĩ tích cực điều trị cứu chữa nhưng em vẫn không qua khỏi. Thông tin này đã khiến người dân cực kỳ hoang mang về độ an toàn khi uống trà sữa, đặc biệt là các tín đồ trà sữa. Vậy làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm do trà sữa? Những ai nên cẩn thận khi uống trà sữa?

  1. Dấu hiệu nhận biết ngộ độc trà sữa

Đối với người bị ngộ độc thực phẩm, triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên là đau bụng và tiêu chảy. Các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm phổ biến khác có thể bao gồm tiếng ùng ục trong bụng hoặc đầy hơi và chướng bụng. Đối với người già hoặc trẻ em, triệu chứng thường nặng hơn vì hệ miễn dịch yếu.

Người bị nhiễm độc có triệu chứng buồn nôn và nôn ngay. Sau khi nôn hết thực phẩm đã ăn/uống trước đó, thì người bệnh tiếp tục có dấu hiệu nôn khan liên tiếp sau vài giờ, không ăn gì cũng nôn. 

Một triệu chứng phổ biến khác của ngộ độc thực phẩm là chóng mặt hoặc đầu óc quay cuồng. Triệu chứng này cũng có thể kéo dài trong vài giờ, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu nóng lên và sẽ có các triệu chứng như cúm sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Nếu các biểu hiện này diễn ra nhiều lần sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước và chất điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng.

  1. Những ai không nên uống nhiều trà sữa?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trà sữa - một thức uống được nhiều người yêu thích nhất, đặc biệt là các bạn trẻ lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe.

Trà sữa mà chúng ta hay uống thường không chứa sữa cũng không có trà. Thành phần chính của chúng là kem béo pha lẫn bột trà cùng các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu… Đây là những thành phần chứa một lượng lớn đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa rất không tốt cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, tất cả mọi người nên hạn chế uống trà sữa, đặc biệt là những người mắc chứng bệnh béo phì, tiểu đường, những người thiếu dinh dưỡng. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trà sữa có thành phần kem béo - thành phần có lượn axit béo chuyển hóa rất lớn. Tuy nhiên, ngoài tác hại gây béo phì thì chất này còn gây ảnh hưởng đến chất lượng của tinh binh cũng như sự linh hoạt của chúng, làm tăng thêm nguy cơ vô sinh ở nam giới. Vì vậy, đối với phái mạnh, trà sữa là thức uống nên tránh xa.

  1. Đối phó thế nào khi bị ngộ độc trà sữa?

Khi phát hiện người bị dị ứng trà sữa, trước hết hãy nhanh chóng cấp cứu bằng cách lấy 1 thìa bột vitamin C hòa chung với 1 ly nước và cho người bệnh uống.

Khi thấy các triệu chứng ngộ độc đã thuyên giảm, trong ít nhất 4 ngày sau đó, không cho người bệnh ăn các thực phẩm như trứng, đồ ăn có pha trứng, đồ uống đậm màu như coca, lúa mỳ, trà, chocolate, sữa, sản phẩm từ sữa, cà chua và các trái cây chua.

Nếu thấy các triệu chứng không thuyên giảm, hãy đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Theo sức khỏe và đời sống

 

Bình chọn Bình chọn

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử phường đã đẹp hay chưa?