Văn hóa- Xã hội Văn hóa- Xã hội

Các lễ hội đền Sơn Hải, phường Chương Dương
24/05/2018 | 08:33  | Lượt xem: 645

Các lễ hội truyền thống và hoạt động văn hóa trong di tích đền Sơn Hải, phường Chương Dương

 

Lễ hội là một dạng diến xướng tâm linh của con người, thông qua lễ hội người ta có thể thấy được đạo đức, lòng nhân ái bao dung, sự thành kính, ngưỡng mộ và tri ân của người còn sống đối với tổ tiên, những anh hùng xả thân vì nước. Hàng năm tại đền Sơn Hải diễn ra các hoạt động văn hoá tâm linh vào các ngày 17 tháng Giêng; 24 tháng Tư; 20 tháng Tám và 17 tháng Chạp.

Ngày 17 tháng Giêng lề ngày tết Thượng Nguyên, đây cũng là ngày giỗ của Thái Thượng Hoàng Trần Thừa – ông nội của Quốc Công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Lễ vật dâng lên vào ngày này gồm có 05 con các quả hấp, một be rượu cùng hương đăng oản quả, được chuân rbị chu đáo. Toàn bộ các chi, phái dòng họ Trần trong cả nước đều về tế tổ vào ngày 17. Ngày 18 về Thiên Trường dự tế vì ngày này là ngày đưa thi hài của Thái Thượng Hoàng Trần Thừa từ kinh đô Thăng Long về Thiên Trường an táng.

Ngày 24 tháng 4 là ngày vào hè của đền, đồng thời đây cũng là ngày giỗ con trai cả của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, lễ vật dâng lên gồm hương hoa oản quả và lễ mặn.

Ngày 20 tháng 8 là ngày lễ trọng yếu trong năm của đền bởi đây là ngày giỗ đức thánh Trần. Du khách thập phương đến dự lễ rất đông  với lòng thành tâm nhất mực, lễ vật có đủ cả lễ chay, lễ mặn dâng lên người, cầu mong người phù trì cho gia đình hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Ngày 17 tháng Chạp là ngày giỗ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, lễ vật dâng lên tuỳ tâm. Sau khi dự lễ xong mọi người trở ra đền Cửa Ông nơi thờ chính của ngài để hợp tế.

Ngoài những ngày lễ trọng yếu vừa nêu, hàng tháng du khách thập phương cứ vào ngày rằm, mồng một, đều sửa lễ đến thắp hương cầu khấn tại ngôi đền. Họ cầu mong đức thánh Trần và các quan phù hộ độ trì cho mình muôn sự viên mãn.

Cũng vào các ngày lễ tiết ấy, cửa nhà đền luôn rộng mở, các con nhang đệ tử và những người tín mộ lại tổ chức các hoạt động văn hoá tâm linh mang đậm bản sắc dân tộc nhằm tái hiện cái quốc hồn, quốc tuý của cha ông. Những tiếng trống chầu, những tiếng đàn thánh thót hoà quện với điệu hát văn như du hồn người trở về quá vãng. Những bước đi, những dáng điệu uyển chuyển, oai hùng của người đang nhập hồn vào nhân ảnh là biểu hiện khát vọng của con người như đang được sống với hào khí Đông A thủa xưa.

Đền Sơn Hải đáp ứng  nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của cư dân vạn chài nơi đây. Trong quá trình tồn tại, đền Sơn Hải khẳng định được những giá trị chân xác về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật. Tuy không còn giữ được nguyên vẹn giá trị kiến trúc của ngày khởi dụng, song hiện nay đền là công trình văn hoá tâm linh tiêu biểu của nhân dân nơi đây. Di tích này ở vị trí thuận lợi cho sinh hoạt văn hoá cộng đồng, còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hoá và một số di vật tiêu biểu, góp phần không nhỏ cho việc nghiên cứu lịch sử của vùng đất giàu giá trị lịch sử văn hoá truyền thống này.

Bình chọn Bình chọn

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử phường đã đẹp hay chưa?