Giới thiệu chung Giới thiệu chung

GIỚI THIỆU CHUNG PHƯỜNG CHƯƠNG DƯƠNG

Phường Chương Dương nằm ngoài đê bên bờ nam sông Hồng của quận Hoàn Kiếm, có diện tích 1,017 kmgồm hơn 200 tuyến ngõ phố (Có 07 tuyến phố và hơn 200 ngõ). Về hành chính: địa bàn có 12 địa bàn dân cư, 85 tổ dân phố, với hơn 6000 hộ, gần 27.000.000 nhân khẩu.Với vị trí bên bờ nam sông Hồng, phía Đông bắc giáp phường Phúc Tân, phía Nam giáp phường Bạch Đằng quận Hai Bà Trưng, phía Đông là sông Hồng, phía Tây giáp phường Lý Thái Tổ, phường Tràng Tiền, phường Phan Chu Trinh. 

Địa bàn phường có một số tuyến phố chính như: đường Bạch Đằng; Cầu Đất; Vạn Kiếp; đường Hàm Tử Quan; Chương Dương; Bác Cổ được đặt tên từ năm 1954.

          Đây là nơi nguyên cư trú của dân vạn chài với những làng nổi như Biện Dương, Đông trạch, Lãng Hồ, Tự Nhiên, Trúc Võng và Cơ Xá gọi chung là Thuỷ Cơ. Tất cả đều thuộc tổng Tả Túc - huyện Thọ Xương cũ. Đến cuối thế kỷ XIX, sáu làng này hợp thành một thôn gọi là thôn Cơ Xá. Đường Bạch Đằng nằm trong đất thôn Cơ Xá.

          Đường mang tên Bạch Đằng để ghi nhớ những chiến công lấy lừng của quân dân ta trên sông Bạch Đằng (năm 938 thắng quân Nam Hán chấm dứt 1000 đô hộ của phong kiến phương Bắc; năm 981 Lê Hoàn đánh thắng quân Tống; năm 1288 Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên).

          Phố Chương Dươnng Độ - từ bờ sông Hồng đi qua đường Bạch Đằng đến phố Trần Quang Khải dài 260 mét. Thời Pháp thuộc phố này chưa có tên, tên phố hiện nay được đặt từ sau năm 1954.

          Theo bản đồ Hà Nội 1831, đây là đất thuộc xóm thuyền chài có tên là Thuỷ Cơ Đông Trạch thôn - thuộc tổng Tả Túc (sau đổi thành tổng Phúc Lâm) - huyện Thọ Xương cũ.

          Phố mang tên Chương Dương Độ để ghi nhớ những chiến công của quân dân nhà Trần đã chiến thắng quân Nguyên, nguyên là bến sông năm bên bờ phải sông Hồng.

          Phố Hàm Tử Quan – đi từ đường Bạch Đằng dến phố Trần Quang Khải dài 220 mét. Thời Pháp thuộc mang tên Defellonneau nhưng dân chúng quen gọi là phố Cầu Đất, tên phố Hàm Tử Quan được đặt sau năm 1945.

          Theo bản đồ Hà Nội 1831, đây là xóm thuyền chài (Thuỷ Cơ) thuộc tổng Tả Túc - huyện Thọ Xương cũ. Phố mang tên Hàm Tử Quan nơi Trần Nhật Duật đã đánh tan quân Nguyên (năm 1285) trong đợt phản công sau ba tháng rút lui chiến lược.

          Phố Vạn Kiếp – đi từ đường Bạch Đằng (bờ sông Hồng) đến phố Trần Khánh Dư, giáp phố Trần Hưng Đạo, dài 180 mét. Phố này nguyên là đất thuộc thôn Cơ Xá - tổng Tả Túc (sau là tổng Phúc Lâm) - huyện Thọ Xương cũ.

          Phố Vọng Hà – đi từ tập thể Bộ Giao Thông qua UBND phường Chương Dương dài 450 mét. Vọng Hà là tên một thôn vạn chài cổ, ở khu vực mà dãy phố đi qua. Vì vậy đặt tên phố Vọng Hà nhằm bảo lưu một địa danh cổ của Hà Nội.

          Ngọn gió đổi mới đã thổi luồng sinh khí mới cho kinh tế - xã hội Thủ đô phát triển. Được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Quận uỷ - HĐND – UBND, sự phối hợp chặt chẽ của UBMTTQ và các phòng ban chức năng của quận. Dưới sự lãnh đạo toàn diện của BCH Đảng uỷ, sự điều hành quyết liệt của UBND cùng cả hệ thống chính trị của phường, đưa kinh tế - xã hội của phường phát triển toàn diện. Cảnh quan của phường đã có nhiều khởi sắc; cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư nâng cấp, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Trước những thuận lợi và khó khăn trong những năm tới phường Chương Dương tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tập trung phát triển dịch vụ Du lịch và thương mại xây dựng phường Chương Dương ngày càng giàu đẹp – văn minh.

Bình chọn Bình chọn

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử phường đã đẹp hay chưa?